Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017 vừa được Bộ TT&TT đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ tại địa chỉ: mic.gov.vn. Theo kế hoạch, hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Bộ TT&TT sẽ được tổ chức vào sáng mai, ngày 23/12/2016.
Đánh giá về kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước lĩnh vực CNTT, Bộ TT&TT cho biết, trong năm 2016 Bộ đã tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thường trực Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT, triển khai Chương trình phát triển công nghiệp CNTT; điều phối Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT”.
“Công nghiệp CNTT đang trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn. Các sản phẩm, dịch vụ CNTT đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, tạo nền tảng để phát triển kinh tế tri thức, thực hiện cách mạng công nghiệp lần thứ 4, góp phần làm chủ các hệ thống thông tin, đảm bảo an toàn thông tin và chủ quyền số quốc gia”, báo cáo của Bộ TT&TT nêu.
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng đã tập trung triển khai Nghị quyết 26 ngày 15/4/2015 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 36 ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp CNTT giai đoạn 2020, tầm nhìn 2025; chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam; quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước; quy định về khu CNTT tập trung; kế hoạch hành động công nghiệp điện tử thuộc khuôn khổ Chiến lược hợp tác Việt Nam - Nhật Bản; chương trình sản phẩm và dịch vụ CNTT Thương hiệu Việt. Hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp triển khai chính sách về thuế, khu CNTT tập trung, ứng dụng phần mềm nguồn mở…
Đề cập đến tình hình phát triển lĩnh vực CNTT, báo cáo tổng kết công tác năm 2016 của Bộ TT&TT cho hay, năm 2016 tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực Công nghiệp CNTT ước đạt 939.400 tỷ đồng, ước tăng khoảng 10% so với năm 2015 và đóng góp khoảng 70,22% vào tổng doanh thu toàn ngành năm 2016; nộp ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt 93.940 tỷ đồng, ước tăng khoảng 10% so với năm 2015 và đóng góp khoảng 64,38% vào tổng nộp NSNN của ngành năm 2016.
Tính đến nay, ngành Công nghiệp CNTT có tổng nhân lực hơn 600.000 người, trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành công nghiệp phần cứng - điện tử khoảng trên 300.000 người, còn lại thuộc về lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số.
" alt=""/>Công nghiệp CNTT góp hơn 70% doanh thu toàn ngành TT&TT năm 2016Ông Donald Trump nổi tiếng vì những dòng tweet đăng lúc sáng sớm của mình. Dường như buổi sáng là thời điểm ông Trump tự cho phép mình viết những thông điệp cho cả nước Mỹ và giúp họ tạm quên đi cuộc sống thường ngày mà dành thời gian để quay lại châm chọc ông.
Vào sáng thứ 7 hôm qua (theo giờ Mỹ), vị Tổng thống mới đắc cử này lại không vui trong lòng và cảm thấy khó chịu về một vấn đề liên quan đến thế giới.
Trên tài khoản Twitter chính thức, ông viết: "Trung Quốc đánh cắp tàu lặn khảo sát không người lái của Hải quân Mỹ ở vùng biển quốc tế, kéo nó lên mặt nước và đưa về Trung Quốc trong một hành động chưa từng có".
![]() |
Dong tweet này sau đó đã bị xóa bỏ và nguyên nhân có lẽ là do ông Trump mắc một lỗi chính tả trong dòng trạng thái này. Từ "chưa từng có" (unprecedented) bị viết thành "unpresidented" và từ này thì chẳng có nghĩa gì cả. Có điều nó có gốc là từ “president” (tổng thống), tiền tố "un" chỉ sự phủ định" và hậu tố "ed" thường để tạo tính từ. Sự nhầm lẫn này tạo ra nhiều ý kiến châm chọc trên mạng.
" alt=""/>Ông Trump đăng dòng tweet đầy phẫn nộ về Trung Quốc nhưng bị...sai lỗi chính tảChia sẻ bên lề sự kiện Internet Day 2016, ông Jong Hyun Park, Tổng Giám đốc DASAN Zhone Solutions Việt Nam cho rằng công nghiệp nội dung số đang là khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, được xem là xu thế tất yếu phát triển mạnh mẽ trên thế giới với những khoản lợi nhuận lớn.
Vài năm trở lại đây, các quốc gia tại châu Á như Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Singapore, Hồng Kông… đều là những quốc gia có thị trường công nghiệp nội dung số vươn lên mạnh mẽ.
Trong khi đó tại Việt Nam, với tỷ lệ người dùng Internet chiếm khoảng 52% dân số, tỷ lệ phủ sóng di động là 94%, tỷ lệ thuê bao di động là 140 thuê bao/100 dân, tỷ lệ thuê bao băng rộng di động là 40 thuê bao/100 dân và tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 98% cả nước, thực tế đang mở ra hàng loạt cơ hội để nội dung số bùng nổ.
Thống kê của Bộ TT&TT cho thấy, riêng trong giai đoạn 2008-2014, ngành công nghiệp nội dung số tăng trưởng 20%/năm, thu hút hơn 4.500 doanh nghiệp tham gia sản xuất, tạo điều kiện cho hơn 70.000 lao động.
" alt=""/>DASAN “gợi ý' xây dựng ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam